Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Trận chiến chống hàng giả của doanh nghiệp

Qua thực tế phản ánh của nhiều doanh nghiệp, bên cạnh hàng giả, hàng nhái 100% mẫu mã, kiểu dáng, còn có một số biến tướng trên thị trường khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.
Trận chiến chống hàng giả của doanh nghiệp
Theo Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam, trên thị trường hiện nay, thực trạng hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam và tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhiều mặt hàng tiêu thụ với số lượng lớn và có giá trị cao, thuế suất cao thường bị làm giả như dược phẩm, vật tư nông nghiệp, đồ gia dụng…

Ông Đỗ Thanh Lam, Tổng thư ký, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam cho biết, các cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt giữ và thu hồi hàng chục tấn hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu với quy mô và tính chất rất nghiêm trọng. Điều đáng nói là phương thức, thủ đoạn làm giả ngày càng tinh vi và mang nhiều yếu tố nước ngoài.

Thậm chí, nhiều mặt hàng sản xuất ở nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam là chính ngạch, nhưng lại gắn mác giả… Vì thế cần những giải pháp quyết liệt để xử lý, tránh ảnh hưởng tới đời sống người dân, tới môi trường kinh doanh.

Qua thực tế phản ánh của nhiều doanh nghiệp, bên cạnh hàng giả, hàng nhái 100% mẫu mã, kiểu dáng, còn có một số biến tướng trên thị trường khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.

Nhiều sản phẩm bị làm giả, làm nhái như áo sơ mi Việt Tiến, máy bơm nước Pentax, các loại mỹ phẩm, quần áo mang thương hiệu nổi tiếng thế giới, thiết bị lọc nước Kangaroo, nước khoáng Lavie, dầu gấc Vinaga… được dán 100% tem nhãn hoặc có hình thức mẫu mã gần giống và đều khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.

Xác nhận điều này, ông Nguyễn Công Suất, Giám đốc, Công ty Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam cho biết, bằng cách thêm bớt chính tả trên nhãn hiệu sản phẩm, dầu gấc Vinaga cũng từng bị làm giả, làm nhái rất nhiều.

Việc làm giả, làm nhái sản phẩm gây nhiều hệ lụy và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc chống hàng giả, hàng nhái hiện nay cực kỳ khó khăn. Các doanh nghiệp cũng đang “vật lộn” để giữ thương hiệu chính thống của mình trên thị trường.

Việc nhầm lẫn, không xác định được thương hiệu sản phẩm là điều hết sức nguy hiểm. Ông Lam cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều ở quy mô vừa và nhỏ, nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu cũng rất hạn chế. Thêm nữa, họ phải việc làm cho người lao động, nên thường bỏ qua vấn đề này.

"Trong thời gian qua, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và kể cả các cơ quan chức năng về vấn đề ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và vi phạm sở hữu nhãn hiệu… cũng làm chưa nhiều và chưa đầy đủ. Do vậy, nếu vấn đề nhận thức không được tiến hành tốt thì cho dù, áp dụng giải pháp gì cũng khó khả thi" - ông Lam nhấn mạnh.

Đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc, Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ cho hay, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hàng năm có 500.000 doanh nghiệp được cấp phép đăng ký kinh doanh ở cấp bộ, chưa kể các hộ kinh doanh cá thể.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 200.000 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu được cấp ra. Con số này cho thấy mức độ nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia bảo hộ nhãn hiệu còn nhiều vấn đề đáng suy nghĩ.

Chủ động và tự bảo vệ chính mình là phương châm mà hiện nhiều doanh nghiệp đang thực hiện. Bà Phạm Ánh Hồng, Giám đốc Pháp chế, Tập đoàn Kangaroo cho biết, mặc dù, doanh nghiệp luôn nhận thức về việc tự bảo vệ mình trước tiên và triển khai một số biện pháp tự vệ đối với hàng hóa của mình, song cũng đã có hiện tượng nhái logo, thương hiệu Kangaroo, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Do đó, doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở hữu Trí tuệ. Tất cả sản phẩm của Kangaroo trước khi lưu hành ra thị trường đều có tem chống hàng nhái, hàng giả, giúp người sử dụng kiểm tra trực tiếp nguồn gốc sản phẩm. Loại tem này được sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất. Kangaroo tiến hành dán tem đối với các lõi lọc cho một số model bên cạnh dám tem cho máy.

Ngoài ra, Kangaroo còn phổ biến kiến thức và trải rộng trên toàn hệ thống phân phối, tại các đại lý và điểm bán để hướng dẫn người tiêu dùng những dấu hiệu phân biệt hàng nhái, hàng giả. Đồng thời, tích cực rà soát thị trường, phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm soát và xử lý ngay nếu phát hiện đơn vị nào làm nhái sản phẩm của Kangaroo.

Để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hơn trong công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, ông Nguyễn Thanh Bình cho rằng, cả hệ thống chính trị cần cùng vào cuộc để nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chống nạn hàng giả, hàng nhái.

Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng dễ hiểu, dễ áp dụng, minh bạch. Đặc biệt, các chế tài xử phạt vi phạm cần giúp doanh nghiệp dễ thực thi và áp dụng trong việc xây dựng thương hiệu.

Bên cạnh đó, các ngành, các cấp nên tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để doanh nghiệp, người dân hiểu và cùng thực hiện. Nhà nước cũng cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại các cơ quan, lực lượng chức năng về nghiệp vụ thực thi chống hàng giả.

Đồng thời, tăng cường phối hợp với doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực này. Về lâu dài, cần xây dựng tòa án xử những vụ, việc liên quan đến vi phạm sở hữu trí tuệ.
Tem SMS tích hợp QR Barcode
Về phía doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ mình, phải coi thương hiệu, nhãn hiệu là tài sản của chính mình. Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai Chương trình phát triển quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, giai đoạn từ 2016-2020; trong đó, có nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực chống hàng giả, hàng nhái và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Cuối cùng, không ai khác mà chính người tiêu dùng sẽ quyết định tất cả, phải lựa chọn hàng hóa ở nơi chắc chắn đảm bảo chất lượng. Nếu làm được như vậy mới nâng cao được quyền sở hữu trí tuệ và hảng giả chắc chắn sẽ không còn đất sống - ông Nguyễn Thanh Bình cho biết/.

Thạch Huê/BNEWS/TTXVN

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Cuộc chiến chống vi phạm nhãn hiệu hàng hóa

(DĐDN) – Từ 14h30 – 17h00 ngày 22/12/2016, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Doanh nghiệp với cuộc chiến chống vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam” tại hội trường tầng 7, tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội.
Cuộc chiến chống vi phạm nhãn hiệu hàng hóa
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm hàng hóa trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa ngày càng được quan tâm hơn. Thống kê cho thấy, trong mười năm gần đây, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử lý hàng ngàn vụ làm hàng giả, hàng nhái vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng hóa với tổng số tiền xử phạt lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Theo đánh giá của Hiệp hội Bản quyền thế giới, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta đã đến mức báo động. Gần như không còn mặt hàng dân dụng nào là không bị làm nhái, từ xe máy, hàng điện tử, điện lạnh, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thực phẩm… Hàng nhái nhãn hiệu và kiểu dáng bị phát hiện thu giữ gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng sản xuất từ nước ngoài được đưa vào nước ta tiêu thụ gây nhầm lẫn, hoang mang và mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, xa hơn nữa là ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe người tiêu dùng.

Nhằm có cái nhìn trực diện hơn nữa về thực trạng cũng như hệ lụy của việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, chỉ rõ những yếu kém và hạn chế trong việc quản lý, giám sát và đề ra những giải pháp hợp lý và kịp thời giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, giúp các Doanh nghiệp làm ăn chân chính hoạt động ngày càng hiệu quả, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Doanh nghiệp với cuộc chiến chống vi phạm nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam”.

Tham gia tọa đàm có ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Phát triển Tài sản Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ); Ông Đỗ Thanh Lam – Tổng Thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam; Luật sư Nguyễn Quang Ngọc – Đại diện Công ty Pentax Việt Nam; Ông Nguyễn Công Suất – Giám đốc Công ty Chế biến Dầu thực vật và Thực phẩm Việt Nam (VNPOFOOD); Bà Phạm Ánh Hồng – Giám đốc Pháp chế Tập đoàn Kangaroo.

Phát biểu khai mạc, ông Lại Hợp Nhân – Phó Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm hàng hóa trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Tem SMS tích hợp QR Barcode
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm kiểu dáng, nhãn hiệu hàng hóa ngày càng được quan tâm hơn.

Theo đánh giá của Hiệp hội Bản quyền thế giới, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, kiểu dáng và nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta đã đến mức báo động. Gần như không còn mặt hàng dân dụng nào là không bị làm nhái, từ xe máy, hàng điện tử, điện lạnh, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thực phẩm…

Hàng nhái nhãn hiệu và kiểu dáng bị phát hiện thu giữ gồm cả hàng sản xuất trong nước và hàng sản xuất từ nước ngoài được đưa vào nước ta tiêu thụ gây nhầm lẫn, hoang mang và mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, xa hơn nữa là ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe người tiêu dùng.

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Sản xuất hàng giả chỉ tăng không giảm

(SGGP).- Ngày 14-12, Sở Công thương TPHCM đã tổ chức hội nghị phòng, chống kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại và bảo vệ môi trường, giảm sử dụng túi ni lông trên địa bàn TPHCM.
Sản xuất hàng giả chỉ tăng không giảm
Theo số liệu của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TPHCM, kết quả kiểm tra 11 tháng năm 2016, ngành QLTT TPHCM đã kiểm tra 5.240 vụ, trong đó có 4.904 vụ vi phạm, gồm 971 hành vi về hàng cấm, 1.630 hành vi hàng nhập lậu, 662 hành vi hàng giả và sở hữu trí tuệ, 267 hành vi về lĩnh vực giá và đầu cơ găm hàng, 731 hành vi vi phạm trong kinh doanh… Nhìn nhận về kết quả nêu trên, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TPHCM cho biết, ở Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng, xu thế của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tăng về quy mô, tinh vi về công nghệ và thủ đoạn. Một trong những nguyên nhân khiến nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả không giảm là do công tác chống hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Cơ chế thực thi còn chống chéo, chưa đồng bộ, sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, nhận thức của cộng đồng chưa được nâng cao.

Trước tình hình trên, ngày 6-12, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã ký ban hành văn bản 7031 về kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Tem chống giả SMS tích hợp QR Barcode
Văn bản nêu rõ cần điều tra, xử lý kịp thời đối với hành vi vi phạm, đảm bảo chặt chẽ quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, không trùng lắp nhưng cũng không bỏ hở, không gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và cản trở lưu thông hàng hóa trên địa bàn…

Dịp này, Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã ký bản thỏa thuận cam kết với 18 đơn vị gồm các chợ loại 1, các siêu thị, trung tâm thương mại về phòng, chống hàng hóa nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

HẢI HÀ

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Kiên quyết chống hàng giả

Hàng giả, hàng nhái (HGHN) hiện đang ngày càng phức tạp, thách thức các cơ quan quản lý và đánh đố người tiêu dùng (NTD). Cuộc chiến chống lại nạn sản xuất, buôn bán HGHN sẽ còn lắm gian nan nếu không có sự chung tay vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cũng như việc nâng cao ý thức của NTD.
Kiên quyết chống hàng giả
Cần phối hợp tốt giữa doanh nghiệp và cộng đồng

Trên thị trường hàng hóa hiện nay, hầu hết các mặt hàng dù bình dân hay cao cấp, giá trị nhỏ hay lớn, thương hiệu nước ngoài hay trong nước cứ hễ được NTD ưa chuộng thì đều có khả năng bị làm giả, làm nhái. Tình trạng này giờ đây đã trở nên phổ biến ở các thành phố lớn lẫn các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên cả nước. Từ hàng thời trang đến đồ gia dụng, thuốc tân dược, nước uống hay những thứ được sử dụng hằng ngày như giấy lau, dầu ăn, nước mắm, gạo,… cũng bị làm giả một cách tinh vi. HGHN đang ngày càng được bày bán công khai, vô tội vạ, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực sức khỏe của NTD. Vì thế, thay vào nỗi lo không có hàng để mua thì bây giờ, NTD chỉ lo làm sao có thể mua được đúng hàng bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh.

Theo thống kê, mỗi năm, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước xử lý hàng chục nghìn vụ vi phạm liên quan buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Riêng 10 tháng năm nay, QLTT đã kiểm tra hơn 145 nghìn vụ; phát hiện, xử lý gần 88 nghìn vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 523 tỷ đồng,… So với con số thực tế về HGHN trên thị trường hiện nay thì số hàng hóa vi phạm bị phát hiện và bắt giữ ở trên cũng chỉ như "phần nổi của tảng băng chìm". Mặc dù cơ quan quản lý đã mở nhiều chiến dịch càn quét HGHN nhưng kết quả còn hạn chế. Với những nỗ lực đấu tranh chống buôn bán HGHN của các lực lượng chức năng thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh thương mại, ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi NTD, nhà sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ ngày càng phức tạp và gây thêm nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng trong thời gian tới nếu công cụ và pháp chế của Nhà nước chưa đủ mạnh, chủ yếu mới dừng ở các hình thức xử lý hành chính và chưa có sự chung sức của cả cộng đồng.

Theo Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh, hiện nay thị trường nói chung và doanh nghiệp (DN), NTD nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng; đặc biệt với các mặt hàng liên quan an toàn thực phẩm, sức khỏe, môi sinh môi trường, canh tác và nuôi trồng trong nông nghiệp. Chính vì vậy, các DN, hiệp hội cần nhận thức vai trò cốt lõi của mình trong công tác đấu tranh chống HGHN. Cần tích cực hơn nữa trong công tác phối hợp với các cơ quan thực thi nhất là trong việc giám sát thị trường, quản lý tốt hệ thống phân phối, chủ động thu nhập cung cấp thông tin và hỗ trợ các cơ quan thực thi phát hiện và xử lý vi phạm. Ðây là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của DN, hiệp hội trong công tác xây dựng, bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi NTD. Ngoài ra, công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) là nhiệm vụ của toàn xã hội. Vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan thực thi và DN thì các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội và NTD cần đồng hành tham gia tích cực hơn, kiên quyết hơn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn để góp hiệu quả bài trừ vấn nạn này trong thời gian tới.

Còn nhiều thách thức

Những năm qua, mặc dù các lực lượng chức năng như QLTT, Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan,… đã vào cuộc tích cực, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn nhưng hoạt động sản xuất, vận chuyển và buôn bán HGHN vẫn chưa bị đẩy lùi hoàn toàn và đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhức nhối với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Hàng giả cũng đang xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành hàng như mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, quần áo, túi xách, mũ bảo hiểm, rượu - bia - nước giải khát,… gây nhức nhối cho xã hội, khiến NTD hoang mang, ảnh hưởng đến sản xuất của các DN, làm thất thu thuế cho Nhà nước. Trong thời kỳ hội nhập, tình trạng này đang làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tem chống giả SMS
Ðể xử lý những vấn đề bất cập trong công tác chống sản xuất, buôn bán HGHN và xâm phạm QSHTT, tại buổi Lễ kỷ niệm "Ngày chống hàng giả, hàng nhái" 29-11 vừa qua, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã yêu cầu các lực lượng bảo vệ pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang, khuôn khổ pháp lý vững chắc tạo thuận lợi cho thực thi công tác chống HGHN, xâm phạm QSHTT. Bởi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, để công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bảo vệ thương hiệu được thực hiện tốt hơn, các lực lượng chức năng cần tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, kiểm soát, không để những mặt hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Ngoài ra cũng cần tập trung triệt phá những đường dây, ổ nhóm buôn lậu, làm hàng giả, đặc biệt với những mặt hàng, nhóm hàng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe NTD, nền kinh tế đất nước. Các DN cần nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tránh các biểu hiện do dự, tránh né trong thực hiện công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu. Bởi đây là quyền lợi của DN, nếu do dự né tránh sẽ tạo thuận lợi cho HGHN phát triển ảnh hưởng đến lợi ích của chính DN mình, sau đó sẽ tác động xấu đến môi trường kinh doanh; ảnh hưởng quyền lợi của NTD và toàn xã hội.

Ðể từng bước đẩy lùi nạn sản xuất, buôn bán HGHN, nhất là trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương, nhất là ở các đô thị lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và vùng giáp biên giới. Cùng với đó, cần sớm kiện toàn bộ máy, quy chế hoạt động, thống nhất nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị cho lực lượng QLTT từ T.Ư tới địa phương. Kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, nhân viên lực lượng chức năng có hành vi tiếp tay, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, buôn bán, vận chuyển HGHN, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các lực lượng chức năng, địa phương. Ðồng thời, mỗi NTD cần tự trang bị thêm cho mình các kiến thức, nhất là qua các phương tiện thông tin đại chúng, để có cách tiêu dùng chuẩn mực, thông minh, tránh trở thành nạn nhân của nạn HGHN.

Bản thân các DN hiện cũng chưa mặn mà với cuộc đấu tranh chống HGHN. Thậm chí có DN còn ngại nói đến hàng của mình bị làm giả. Vì vậy, chỉ khi có sự vào cuộc quyết liệt của các hiệp hội, DN và NTD mới có thể đẩy lùi tình trạng HGHN, từ đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các DN; đồng thời, đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và trên toàn cầu.

Lê Thế Bảo
Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
Bài và ảnh: Minh Dũng

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Mua hàng ngoại cần lưu ý điều gì?

Giá cả phải chăng, mẫu mã bắt mắt là những thông tin về các mặt hàng ngoại nói chung, hàng Thái Lan nói riêng mà các chị em truyền tai nhau. Xuất hiện trên thị trường tỉnh ta, hàng Thái Lan đã nhanh chóng lấy được lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng mua được các loại hàng hóa Thái chính hãng?
Mua hàng ngoại cần lưu ý điều gì?
Xóa bỏ hàng giả cùng Tân Hoa Mai ngay hôm nay.

Qua khảo sát của chúng tôi, trên địa bàn TP Thanh Hóa, các sản phẩm hàng hóa gắn mác Thái Lan đã xuất hiện nhiều. Người mua được lựa chọn rất nhiều mặt hàng, từ hàng gia dụng như: khăn giấy, bột giặt, nước xả vải, bát đũa, xô chậu đến hàng lương thực, thực phẩm như: bánh kẹo, nước ngọt, mì tôm…; hay quần áo, giày dép, mỹ phẩm… Trong vai khách hàng, chúng tôi có mặt tại cửa hàng chuyên kinh doanh hàng Thái Lan tại đường Tống Duy Tân. Cửa hàng với hàng trăm mặt hàng các loại thuộc các nhóm hàng gia dụng, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, quần áo, giày dép. Nhìn qua, hầu hết các sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn phụ tiếng Việt. Có vài sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt được cho là hàng “xách tay” bảo đảm chất lượng. Chị Nguyễn Thị Phượng, chủ cửa hàng cho biết: 90% hàng hóa tại đây là nhập khẩu, còn lại là hàng “xách tay” và đều là “hàng Thái” chuẩn. Tiếp tục tìm hiểu về nguồn gốc, chất lượng hàng Thái Lan, chúng tôi đến một cửa hàng trên đường Lê Phụng Hiểu (TP Thanh Hóa). Tại đây, hầu hết các mặt hàng đều không dán nhãn phụ. Không chỉ riêng cửa hàng trên mà phần lớn các cửa hàng, sản phẩm có “tiếng Thái Lan” đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Không chỉ được bày bán tại các cửa hàng, các địa chỉ kinh doanh hàng Thái Lan trên mạng xã hội cũng xuất hiện rầm rộ với những lời mời chào, chiêu trò hút khách như: “em có chuyến đi Thái Lan”, “mình có người nhà ở Thái Lan ai lấy hàng cùng”… Qua tìm hiểu, các mặt hàng được bán qua mạng đều không có tem nhãn phụ và có giá rẻ hơn sản phẩm tại các cửa hàng kinh doanh hàng nhập khẩu hay trong Siêu thị BigC từ 10.000 đến 25.000 đồng. Ví dụ chai nước giặt Dnee 960ml dành cho trẻ em bán trong Siêu thị BigC có tem nhãn phụ và đầy đủ các thông tin yêu cầu giá 114.800 đồng; còn mua qua mạng giá từ 95.000-100.000 đồng, hay chai nước cọ bình Dnee có tem nhãn phụ giá 85.000 đồng, còn hàng không có tem nhãn phụ giá 70.000 đồng. Tuy nhiên độ tin cậy không cao.
Tem SMS tích hợp số serial
Dán Tem chống giả cho sản phẩm của bạn.


Nắm bắt được tâm lý ưa chuộng hàng Thái của người tiêu dùng và lợi dụng sự hạn chế trong việc nhận biết các sản phẩm chính hãng, bằng các con đường khác nhau, hàng giả, hàng nhái đang từng bước xâm nhập và trà trộn vào thị trường. Theo khoản 3, điều 9, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt…” và theo khoản 2, điều 14 quy định: “Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu”… Quy định là vậy, song các cơ sở kinh doanh hàng ngoại nói chung và hàng Thái Lan nói riêng không có nhãn phụ vẫn hoạt động bình thường, nhưng chưa được các ngành chức năng kiểm tra, nhắc nhở.

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Không để hàng giả tung hoành

(Taichinh) -Sau nhiều năm quyết liệt chống hàng giả, hàng nhái nhưng số vụ việc bị xử lý dường như không có dấu hiệu thuyên giảm, do nhận thức của xã hội, thói quen tiêu dùng của người dân “ham của rẻ” vẫn luôn là điểm yếu để vấn nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng có đất tung hoành.
Không để hàng giả tung hoành.
Cục Chống hàng giả (CIB) thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC) cho biết, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng giả đã trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu.

Số liệu thống kê cho thấy, hàng giả hiện chiếm 5-7% thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp, thách thức các cơ quan chức năng, đe dọa nghiêm trọng nền kinh tế nước nhà.

Xử phạt 30.000 vụ hàng giả

Tại tọạ đàm “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết 9 tháng năm 2016, Cục đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 29.403 vụ về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Trong đó, giả về chất lượng công dụng 2.288 vụ, giả mạo về nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý, bao bì 1.534 vụ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 316 vụ, vi phạm về tem nhãn, bao bì hàng hóa 350 vụ và nhãn dán hàng hóa 22.850 vụ. Tổng số tiền xử phạt từ các vụ vi phạm trên là 58 tỷ đồng.

Có thể nói, vấn nạn hàng giả hàng nhái đã ở mức báo động đỏ, không chỉ đối với Việt Nam mà đối với toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hơn 30% thuốc men ở các nước phát triển là hàng giả, và mỗi năm trên thế giới có ít nhất 700.000 người chết vì sử dụng phải thuốc giả.

Riêng ở Việt Nam, vấn nạn hàng giả hoành hành ở khắp các lĩnh vực, từ nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh đến những nhóm hàng phục vụ người tiêu dùng như quần áo, giày dép, mỹ phẩm… không những đe dọa đến sự phát triển của nền kinh tế, làm méo mó môi trường kinh doanh, bóp chết những DN làm ăn chân chính mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng người tiêu dùng.

Theo giới chuyên gia, với những thương hiệu lớn thường bị hàng giả xâm phạm, kể cả khi phát hiện, doanh nghiệp khuyến cáo đến người tiêu dùng thì cũng sẽ mất đi lượng lớn khách hàng. Bởi người tiêu dùng hiện thường có xu hướng thà không mua để đỡ “vướng” phải hàng giả.

Thực tế, người dân rất khó phát hiện được hàng giả, hàng nhái trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng hiện nay. Đại diện công ty trách nhiệm hữu hạn nhựa Song Long cho biết: “Sản phẩm giả thường giống hệt các sản phẩm chính hãng, trừ khi mang các sản phẩm giả đó đến cơ quan chức năng phân tích mới có thể phân biệt đâu là thật đâu là giả”.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này, tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị khi mà chữ tín bị ảnh hưởng, người tiêu dùng quay lưng.

Xoá “điểm yếu”, giảm hàng giả

Trước sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái tại các thành phố lớn đã được đẩy lùi một bước, song lại “nở rộ” ở các vùng nông thôn. Theo lý giải của các chuyên gia là do người dân vẫn còn ham của rẻ. Đây chính là “điểm yếu” của người tiêu dùng đã được các đối tượng sản xuất kinh doanh hàng giả lợi dụng.

Trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi chưa hiệu quả. Ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, thời gian qua, việc phối hợp kiểm tra, bắt giữ xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa các lực lượng thực thi đã có chuyển biến tích cực và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Theo ông Trịnh Văn Ngọc, nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do việc trao đổi thông tin chưa thường xuyên, còn thiếu tính kịp thời, đôi khi phối hợp trong kiểm tra, thanh tra còn chậm trễ, ảnh hưởng đến kế hoạch hành động. Cùng với đó là nhận thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ chưa được nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng thực thi còn hạn chế và cơ chế thực thi còn chồng chéo, chưa đồng bộ.
Tem chống giả SMS
Để bài trừ vấn nạn hàng giả, hàng nhái, tiến tới dẹp bỏ hoàn toàn vấn nạn này, trả lại sự trong sạch cho nền kinh tế nước nhà cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Trưởng ban chỉ đạo 389, nhấn mạnh rằng cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến để cho người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nắm vững hơn các quy định của pháp luật. Từ đó, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng tránh buôn bán, vận chuyển hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ trưởng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc Quyết định số 19 của Thủ tướng về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại…

“Cuộc chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn nếu như không có sự hợp tác một cách chủ động, tích cực của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và sự tham gia của toàn xã hội” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.


Theo thoibaokinhdoanh.vn

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Việt Nam đã có thương hiệu gạo?

(Chinhphu.vn) - Gần đây, thông tin số lượng lô hàng gạo xuất đi Mỹ bị trả về tăng đột biến. Có thể, với nhiều người đây là tin không vui và cho rằng, chuyện này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu gạo Việt Nam. Nhưng với những người trong ngành thì đây là hệ quả tất yếu.
Việt Nam đã có thương hiệu gạo?
Chống hàng giả cùng Tân Hoa Mai ngay hôm nay.

Việt Nam đã có thương hiệu gạo?

Theo một báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), số lượng giống lúa được sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất đa dạng và phong phú khi mỗi mùa vụ luôn có 180-200 giống lúa được nông dân chọn để gieo trồng.

Với số lượng giống lúa nhiều như vậy, kèm theo cách thu mua lúa gạo hiện nay ở ĐBSCL với nhiều tầng nấc khác nhau, từ các thương lái đến các doanh nghiệp, nhà máy xay xát trước khi đưa vào kho của các công ty lương thực. Trong quá trình này, hàng trăm giống lúa đã được trộn lẫn vào nhau. Và khi bán ra thị trường, chẳng ai biết trong 1 kg gạo có bao nhiêu giống lúa.

Vì thế, gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ có thể tính theo gạo 5%, 15% hay 25% tấm chứ ít khi có gạo thơm đặc sản như người Thái đang chào bán gạo Thai Hom Mali với giá trị 830 USD/tấn, cao hơn gần 2 lần gạo 5% tấm của Việt Nam.

Chính vì chưa có thương hiệu gạo và chưa chọn được những giống lúa nào để làm sản phẩm chủ lực nên trong thời gian qua, Bộ NN&PTNT và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổ chức nhiều cuộc họp để bàn về việc xây dựng thương hiệu gạo. Đã có ít nhất 4 cuộc họp về vấn đề này trong thời gian gần đây, song mọi thứ vẫn chưa đi đến đâu. Và vẫn phải chờ những cuộc họp tiếp theo để nói tiếp câu chuyện thương hiệu gạo.

Hệ quả tất yếu

Như đã đề cập ở trên, trong nhiều năm qua, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo từ thương lái rồi bán ra thị trường chứ ít có một chiến lược kiểu như xây dựng vùng nguyên liệu để làm ra những sản phẩm chất lượng. Thay vào đó, cứ đến vụ là mua từ nông dân rồi xuất khẩu. Đây là lý do gạo Việt Nam chỉ có thể bán cho những thị trường cấp thấp, và tại đó, dù không nói ra nhưng ai cũng biết đó là những nước không quá nghiêm ngặt trong vấn đề an toàn thực phẩm.

Số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chủ yếu là các nước châu Á, hiện có xu hướng tăng dần từ hơn 59% năm 2010 lên gần 74,5% năm 2015. Trong đó, Trung Quốc chiếm khoảng 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam; còn các nước ASEAN như Philippines, Indonesia, Malaysia khoảng 24,5%, số còn lại là thị trường châu Phi.

Gần đây, một số doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng từ Mỹ, một thị trường nổi tiếng khắt khe, song hàng bị trả về do không bảo đảm những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Mấy năm trước, để làm thương hiệu cho hạt gạo, Bộ NN&PTNT đưa ra mô hình cánh đồng mẫu lớn, trong đó yêu cầu doanh nghiệp muốn được xuất khẩu gạo phải xây dựng vùng nguyên liệu, tức là phải tham gia làm cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc họp, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo bằng cách này hay cách khác đã tìm những lời lẽ, lý do để từ chối không làm.

Do đó, gạo Việt Nam bị trả về khi xuất qua Mỹ là một hệ quả tất yếu của một nền sản xuất lúa gạo như hiện nay.

Muộn còn hơn không

Khác với Thái Lan, quốc gia diện tích trồng lúa lớn hơn 2 lần so với nước ta, lại không bị áp lực về an ninh lương thực do dân số chỉ bằng 2/3 của Việt Nam, nên mỗi năm một phần lớn diện tích trồng lúa của Thái Lan chỉ làm một vụ lúa và thường chọn giống lúa dài ngày.

Việc chọn giống lúa dài ngày sẽ làm cho chất lượng gạo tốt hơn, trong khi Việt Nam, trước áp lực an ninh lương thực, nên trong nhiều năm qua đã làm 3 vụ, vì thế thường chọn giống lúa ngắn ngày, năng suất cao. Đổi lại, chất lượng gạo không cao.

Theo Cục Trồng trọt, trong hơn 15 năm qua, năng suất lúa ở ĐBSCL, nơi cung cấp 90% lượng lúa xuất khẩu đã tăng đáng kể, từ 4,22 tấn/ha vào năm 2001 và nay ở mức trung bình 6,4 tấn/ha.

Tuy nhiên, đi liền với việc tăng năng suất, dịch bệnh trên cây lúa cũng bùng phát nhiều hơn. Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy, có những mùa vụ dịch bệnh diễn biến phức tạp, những bệnh như rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở một số vùng chiếm tới 70-80% diện tích lúa bị nhiễm.
Tem chống giả VOID
In tem chống giả cho sản phẩm của bạn.

Và vì thế, chuyện nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có sự kiểm soát là tất yếu như một cách để bảo vệ nồi cơm của mình. Đây là lý do gạo xuất sang Mỹ và bị trả về.

Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cũng nhận thấy điều này, nên trong năm nay đã hơn một lần muốn xây dựng cánh đồng mẫu lớn để chủ động vùng nguyên liệu, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trước đó, Vinafood 2 luôn đứng về phía "phản đối" cánh đồng mẫu lớn.

Bước đầu, Vinafood 2 sẽ làm việc với Bến Tre để xây dựng cánh đồng mẫu lớn mà mục tiêu là sản xuất gạo xuất khẩu sang Mỹ. Vinafood 2 đặt mục tiêu với việc có được cánh đồng mẫu lớn, đến năm 2020, Tổng Công ty này sẽ xuất được 100.000 tấn gạo vào Mỹ.

Việc các đơn hàng xuất gạo sang thị trường Mỹ bị trả về mặc dù không vui nhưng có lẽ nó đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hiểu tầm quan trọng của mô hình cánh đồng mẫu lớn mà trước đây họ đã từ chối tham gia.


Vũ Hạ

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Nước mắm công nghiệp khác nước mắm truyền thống như thế nào?

Báo cáo thường niên năm 2015 của Masan Consumer cho thấy hai nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư của doanh nghiệp này đang nắm giữ 65% thị phần nước mắm. ​

Loại bỏ hàng giả cùng Tân Hoa Mai.
Nước mắm công nghiệp khác nước mắm truyền thống như thế nào?
Gia nhập thị trường từ năm 2006, sau rất nhiều doanh nghiệp gạo cội trong ngành, nhưng cái tên Masan nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ với hai nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư. Thậm chí, theo một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Epinion thực hiện năm 2014, nhắc đến nước mắmlà người tiêu dùng nghĩ đến Chinsu.

Nước mắm công nghiệp khuynh đảo thị trường

Masan không phải là doanh nghiệp đầu tiên gia nhập thị trường nước mắm công nghiệp. Từ năm 2002, Unilever đã chính thức tấn công vào thị trường nước mắm bằng việc khánh thành nhà máy sản xuất và đóng chai Quốc Dương, đặt tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.

Thời điểm đó, nhà máy của Unilever được coi là nhà máy sản xuất và đóng chai nước mắm có quy mô lớn nhất tại đây, với công suất lên tới 6 triệu lít/năm, bằng 50% tổng công suất các nhà thùng tại Phú Quốc khi đó gộp lại. Với nhãn hiệu Knorr Phú Quốc, Unilever không giấu tham vọng đưa nhãn hiệu nước mắm này phủ khắp đất nước, đồng thời hướng tới xuất khẩu.

Mức độ đầu tư của Unilever thời điểm đó được bà Nguyễn Thị Tịnh, nguyên Chủ tịch Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc, đánh giá là bài bản và hết sức cần thiết trong bối cảnh người tiêu dùng đang cần những sản phẩm đáp ứng chuẩn quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thế nhưng Unilever nhanh chóng hụt hơi. Nguyên nhân là doanh nghiệp định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp, với giá bán khó được tiếp nhận bởi đại đa số người tiêu dùng.

Giữa năm 2006, Masan chính thức gia nhập thị trường nước mắm với nhãn hiệu Chinsu. “Sinh sau đẻ muộn”, để xác lập được chỗ đứng, Masan không ngừng dội bom truyền thông và cho người tiêu dùng dùng thử sản phẩm miễn phí.

Thời điểm đó, không nhiều người tiêu dùng quan tâm đến độ đạm, lại giảm hứng thú với nước mắm truyền thống do mặn và đậm mùi. Doanh nghiệp này đã gia giảm độ đạm và mùi vị, biến nước mắm thành thứ nước chấm vừa miệng, có mùi nhẹ và dễ ăn hơn. Kết quả là họ thành công trong việc mang đến xu hướng tiêu dùng mới, được các bà nội trợ từ thành thị tới nông thôn đón nhận nhiệt tình.

Đặc biệt, với giá rẻ hơn nhiều so với nước mắm truyền thống (thời điểm đó chỉ 11.000-12.000 đồng/0,5 lít), chai nước mắm Chinsu và Nam Ngư của Masan nhanh chóng choán vị trí trong gian bếp của nhiều hộ gia đình.

Chỉ chưa tròn 1 năm sau đó, Masan qua mặt Unilever và các thương hiệunước mắm truyền thống khác, chiếm vị trí số 1 và trở thành người dẫn dắt xu hướng thị trường. Thời gian sau, Masan còn chế biến nhiều loạinước mắm pha chế sẵn và cũng nhanh chóng được đón nhận.

Cuộc sàng lọc nghiệt ngã

Nước mắm truyền thống thường phải mất gần cả năm ủ ròng, trong khinước mắm vốn được coi là “sáng pha chiều bán” của Masan liên tục tăng trưởng và chiếm thị phần, áp đảo quanh mức 70% nhiều năm sau đó. Đây cũng là ngành mang lại biên lợi nhuận gộp lên tới hơn 50% cho Masan.

Đại gia này đang sở hữu tới 90% tổng lợi nhuận chuỗi giá trị ngành nước mắm với 2 nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư. Theo Công ty chứng khóa ACB, doanh thu từ mảng nước mắm của Masan mỗi năm xấp xỉ 4.000-5.000 tỷ đồng.

Trong khi dung lượng thị trường có hạn, sự lớn mạnh của Masan đồng nghĩa việc co lại của hàng loạt thương hiệu khác. Trong cuộc cạnh tranh chật vật, nhiều thương hiệu đành rút khỏi cuộc chơi. Số khác buộc phải thay đổi và tìm ngách đi riêng, tránh chạm mặt Masan.

Năm 2010, Acecook cho ra đời nhãn hiệu nước mắm Đệ Nhất. Sản phẩm này cũng nhanh chóng chiếm sự chú ý của người tiêu dùng.

Theo nhận định của giới kinh doanh trong nghề, thời kỳ đầu thị phần của Đệ Nhất khoảng 3-5%, chỉ đứng sau Chinsu và Nam Ngư. Nhưng vài năm sau đó, hình ảnh chai nước nắm Đệ Nhất ngày càng vắng bóng.

Cuối năm 2013, Acecook chuyển giao thương hiệu này cho Công ty Nam Phương Việt Nam. Nước mắm Đệ Nhất đổi thành Đệ Nhất Barona, đánh dấu sự rút lui của Acecook khỏi thị trường.

Trong 1 diễn biến khác, giữa năm 2009, nước mắm Thuận Phát cũng chính thức về với tập đoàn ICP, minh chứng thêm cho cuộc đối đầu khó khăn của các doanh nghiệp truyền thống với gã khổng lồ Masan.

Trong khi đó, bằng việc thành lập Công ty cổ phần thực phẩm Hồng Phú năm 2009, đại gia ngành nhựa Ngọc Nghĩa chính thức gia nhập thị trường với 2 nhãn hiệu Kabin và Thái Long.

Đầu tư bài bản dây chuyền sản xuất hiện đại, với vốn đầu tư ban đầu lên tới 20,6 triệu USD và công suất 96 triệu lít nước mắm/năm, Ngọc Nghĩa tham vọng đưa nước chấm trở thành 1 trong 3 nhãn hàng lớn nhất vào năm 2013.
Tem chống giả SMS
Dán tem chống giả cho sản phẩm cao cấp của bạn.

Ông chủ Ngọc Nghĩa vẫn giữ niềm tin sắt đá rằng trong tương lai mảng này sẽ đóng góp doanh thu chủ đạo cho tập đoàn. Nhưng cuộc chơi hao tiền tốn của và không cân sức này đã để lại cho Ngọc Nghĩa khoản lỗ lũy kế 6 năm qua lên tới gần 1.000 tỷ đồng.

Khi mất chất đè nguyên chất

Áp lực quá lớn từ nước mắm công nghiệp đã khiến doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống như Liên Thành phải trở mình. Cũng trong năm 2009, Liên Thành xây dựng lại hệ thống phân phối, đồng thời thay đổi nhận diện thương hiệu.

Để chuyên tâm nghiên cứu và sản xuất, Liên Thành thuê Công ty Sao Việt xây dựng hệ thống phân phối riêng. Tuy nhiên, trước sức ép quá lớn từ các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, sự kết hợp của Liên Thành và Sao Việt nhanh chóng đứt gánh.

Liên Thành cũng như nhiều thương hiệu nước mắm truyền thống khác như Hưng Thịnh, Thanh Hà, Hạnh Phúc… đành ngậm ngùi nhìn Masan lần lượt bóc luôn chút thị phần ít ỏi của mình. Không ít doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất để bảo toàn sự tồn tại.

Bà Nguyễn Thị Tịnh cho hay từ 80 doanh nghiệp năm 2014, đến nay Hộinước mắm Phú Quốc chỉ còn 58 thành viên. Lý do là nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, trong khi cuộc cạnh tranh với nước mắm công nghiệp khó hơn, nên nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi.

Hà Yên

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Chống hàng lậu dịp cuối năm

Càng gần đến thời điểm cuối năm, công tác chống hàng lậu, hàng giả, hàng nhái tại TP Hồ Chí Minh càng trở nên quyết liệt. Các cơ quan hữu quan vẫn ngày đêm theo dõi, giám sát và phát hiện hàng ngàn sản phẩm nhập lậu, xử phạt mạnh, đồng thời răn đe những kẻ có ý định kinh doanh không lành mạnh…
Chống hàng lậu dịp cuối năm
Vụ phát hiện kho hàng mỹ phẩm lậu lớn tại địa chỉ 30/1 (số cũ 32) đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh hồi trung tuần tháng 9 vừa qua được xem là một thành tích nổi bật trong “cuộc chiến” chống hàng lậu. Đội trưởng Đội 2A thuộc Chi cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh Đinh Minh Tân cho biết: “Chúng tôi mất cả tháng trời để theo dõi, xác định đúng người, đúng tội. Sau khi đã có đầy đủ bằng chứng mới xin ý kiến cấp trên triển khai truy bắt...”.

Lượng hàng “khủng” với hơn 10.000 thùng (từ bốn đến sáu sản phẩm/thùng) xuất xứ từ Mỹ với đủ loại từ dầu gội đầu, lăn khử mùi, mỹ phẩm dưỡng da, kem đánh răng, nước giải khát, thực phẩm cho trẻ em... phần lớn đều cận hoặc đã hết hạn sử dụng. Theo một cán bộ QLTT, số hàng lậu này nếu đưa ra thị trường tiêu thụ, ước tính giá trị ít nhất cũng khoảng 10 tỷ đồng.

Trước đó một tháng, Cục Cảnh sát phòng, chống buôn lậu (C74B, Bộ Công an) phối hợp Công an quận 10 bất ngờ kiểm tra kho hàng tại bãi xe Trung Bảo 2, đường Hưng Long, quận 10, phát hiện hơn 400 máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, máy rửa chén... thuộc các thương hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng, được chất đống trong nhà kho. Chủ kho hàng thừa nhận, mặc dù biết là hàng cấm nhập nhưng vẫn lấy về bán kiếm lời.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng, những người buôn bán hàng nhập khẩu trái phép hoạt động ngày càng tinh vi. Trong đó, thủ đoạn phổ biến nhất là lợi dụng phân luồng hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại. Một số doanh nghiệp (DN) có tâm lý chủ quan, không coi trọng việc bảo mật chữ ký số, thường giao cho nhân viên làm thủ tục hải quan quản lý cho nên đã bị các đối tượng này lợi dụng để nhập lậu hàng hóa, chỉ đến khi cơ quan hải quan phát hiện thì mới biết sự việc.

Thời gian gần đây, còn có tình trạng một số DN sử dụng hình thức quá cảnh để buôn lậu, gian lận thương mại, lợi dụng sơ hở của cơ quan chức năng để tuồn hàng quá cảnh tiêu thụ trong thị trường nội địa. Khi nhập hàng về, những người buôn lậu phân nhỏ rồi mới đưa vào các kho trữ...

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết, hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tập trung tại 12 đơn vị hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu. Thành phố là địa phương có hoạt động kinh tế sôi động, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua cả đường biển, đường hàng không. Trong đó, với tuyến sông Sài Gòn dài hơn 40 km có khoảng 179 hãng tàu hoạt động, mỗi năm có gần 10.000 chuyến tàu biển xuất, nhập cảnh. Tuyến hàng không với hơn 55 hãng đang khai thác với khoảng 200 chuyến bay xuất, nhập cảnh mỗi ngày... Vì vậy, hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại luôn được Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh chú trọng.

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan thành phố đã phát hiện và lập 947 biên bản vi phạm trong xuất, nhập khẩu, trong đó có 73 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; 26 vụ về ma túy, tiền chất ma túy, chất gây nghiện; 12 vụ vận chuyển trái phép vũ khí và hơn 100 vụ gian lận thương mại, trốn thuế. Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh Phạm Quốc Hùng cho biết thêm, hải quan thành phố đang triển khai nhiều giải pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là với những loại hàng hóa trọng điểm. Triển khai thực hiện soi chiếu trước đối với hàng nhập khẩu và soi chiếu sau thông quan đối với hàng xuất khẩu tại một số cửa khẩu cảng biển, qua đó, đơn vị đã kịp thời ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại với thủ đoạn tinh vi, nhiều hàng hóa trong danh mục hàng cấm.
Tem hologram 3df
Cũng từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT thành phố đã xử lý hơn 54.000 trên tổng số gần 60.000 vụ vi phạm, thu về cho ngân sách hơn 329 tỷ đồng. Để tiếp tục ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, lực lượng QLTT thành phố tiếp tục thắt chặt mối quan hệ phối hợp với QLTT các địa phương lân cận.

Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi và dịp Tết cũng là lúc cao điểm các đối tượng này hoạt động táo tợn hơn. Do vậy, công tác chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả sẽ còn rất gian nan. Các ngành chức năng của thành phố đang tiếp tục triển khai nhiều kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất nhằm từng bước đẩy lùi tình trạng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu, hàng không có hóa đơn chứng từ... trên địa bàn thành phố để bảo vệ người tiêu dùng và các DN làm ăn chân chính trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Phương Vy

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Mua nhầm bình nóng lạnh giả

Bình nóng lạnh kém chất lượng gây ra cháy nổ, rò rỉ điện khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang trước tình trạng “tiền thật mà mua đồ đểu”.

Giá một đằng, bán một nẻo
Mua nhầm bình nóng lạnh giả
Dạo quanh các cửa hàng bán bình nóng lạnh tại Hà Nội, đâu đâu cũng bày bán đầy rẫy các loại thương hiệu, nhãn hàng bình nóng lạnh.

Chị Trâm, chủ một cửa hàng kinh doanh bình nóng lạnh trên đường Nguyễn Khuyến (Hà Nội) cho hay, cửa hàng chị bày bán hơn 20 loại bình nóng lạnh, đủ các loại thương hiệu có xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Hàn, Ý, Trung Quốc…

“Nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến giá cả mà ít khi chú trọng đến thương hiệu nên phải nhập về nhiều loại để khách hàng có thêm sự lựa chọn”, chị Trâm giải thích.?

Theo ghi nhận, trên thị trường Hà Nội hiện nay có khoảng trên 20 nhãn hàng bình nước nóng khác nhau. Giá cả và công nghệ mỗi loại một khác, giá dao động từ 2 triệu đồng đến gần 10 triệu đồng tùy theo thương hiệu, công suất và dung tích bình chứa.

Tìm đến một cửa hàng chuyên kinh doanh bình nóng lạnh trên phố Trường Chinh (Hà Nội), chúng tôi nhanh chóng bị lạc vào “ma trận” bình nóng lạnh. Nữ nhân viên đon đả giới thiệu hết chức năng nổi bật của thương hiệu này lại chuyển sang so sánh với chức năng của thương hiệu khác.

Thấy khách hàng có vẻ lưỡng lự trước chiếc bình nóng lạnh nhãn hiệu A, nữ nhân viên hồ hởi: “Hãng này có 3 loại: loại rẻ nhất 2,3 triệu đồng; loại trung bình 3,7 triệu đồng và loại đắt nhất là 7,4 triệu đồng”.

Dừng lại trước chiếc bình nóng lạnh mà nữ nhân viên giới thiệu 3,7 triệu đồng thì thấy một tem dán nhãn ghi giá niêm yết 7 triệu đồng, giá khuyến mãi còn 6,2 triệu đồng.

Khi chúng tôi thắc mắc, nữ nhân viên vội vàng trấn an: “Đây là giá của hãng, giá bên em bán lẻ ra thị trường rẻ hơn, đố anh tìm được chỗ nào ở Hà Nội rẻ hơn cửa hàng em. Chất lượng máy ở đây thì khỏi bàn, bảo hành cho anh 2 năm, hư hỏng gì gọi điện, em cho người đến khắc phục luôn”.

Tại đây, cũng bày bán rất nhiều linh kiện bình nóng lạnh, nữ nhân viên cho biết, giá các loại linh kiện rất rẻ, nếu ai hư hỏng bộ phận nào sẽ mang linh kiện đó đến thay đỡ phải bảo hành qua hãng.

Cũng theo chủ một cửa hàng kinh doanh bình nóng lạnh trên phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội), sở dĩ một số hãng có giá rẻ hơn giá niêm yết vì các loại máy này là máy tự lắp ráp. “Giá nhập khẩu linh kiện rẻ hơn nhập nguyên chiếc nên nhiều người mua linh kiện về lắp rồi bán, chất lượng thì tùy vào những linh kiện lắp đặt trong chiếc máy đó, đây cũng là điều kiện để hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường”, chủ cửa hàng này cho hay.
Tem SMS tích hợp QR Barcode
Cẩn thận kẻo mất tiền oan

Bình nóng lạnh vốn là sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn khắt khe bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người sử dụng và tiêu tốn điện năng gia đình. Tuy nhiên, lựa chọn kỹ càng như thế nào đi chăng nữa người tiêu dùng vẫn dính phải những “quả lừa” từ các cơ sở kinh doanh. Không ít những vụ nổ bình nóng lạnh hay bị điện giật trong quá trình sử dụng càng khiến người tiêu dùng hoang mang trước tình trạng “tiền thật mà mua đồ đểu”.

Trao đổi với PV về nguyên nhân những tai nạn khi sử dụng bình nóng lạnh PGS.TS Lê Công Thành, Trưởng khoa Năng lượng, Đại học Thủy lợi cho biết: “Hầu hết các loại bình nóng lạnh trên thị trường khi mới sử dụng đều không gặp sự cố do được trang bị đầy đủ các hệ thống an toàn từ nhà sản xuất. Nhưng trong tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay thì điều đó khó được đảm bảo”.

Về nguyên lý, bình nóng lạnh sử dụng điện có cấu tạo gồm: thanh đun, rơ – le, bình chứa nước giống chiếc ấm đun nước bằng điện với kích thước lớn hơn. Trong quá trình sử dụng, thanh điện trở chất lượng kém có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm chất cặn bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh và rò điện ra nước. Mặt khác vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước cũng là nguyên nhân khiến người dùng bị giật điện khi đang sử dụng.

Cũng theo PGS.TS Lê Công Thành, hiện tượng bình nóng lạnh phát nổ có thể do bộ cảm biến và điều khiển nhiệt độ, rơ – le nhiệt.

“Bình thường khi nhiệt độ trong bình đặt 80oC thì rơ – le nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt. Tuy nhiên, do hỏng bộ cảm biến và điều khiển nhiệt độ nên nước cứ thế tiếp tục sôi hơn 80oC và sinh ra nhiều hơi. Với lượng hơi tiếp tục tăng như vậy, chỉ sau khoảng 20 phút là bình phát nổ nếu không được phát hiện kịp thời”, Trưởng khoa Năng lượng phân tích.

Thiết nghĩ, đã đến lúc cơ quan quản lý cần siết chặt việc kiểm soát sản phẩn bình nóng lạnh nhằm ngăn ngừa, loại bỏ những sản phẩn kém chất lượng, cơ sở làm ăn gian dối, bảo vệ những cơ sở kinh doanh chân chính và người tiêu dùng. Bình nóng lạnh không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn chẳng khác gì “quả bom” nổ chậm đang tồn tại hàng ngày, hàng giờ trong mỗi gia đình.

Theo Viet Q

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Phát hiện nhiều lô hàng mỹ phẩm nhập lậu tại Bình Định

Trong lúc tuần tra, cơ quan chức năng Bình Định liên tục phát hiện xe vận chuyển mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu trị giá hàng tỷ đồng.

Ngày 10/9, ông Trần Đức Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Bình Định, cho biết Đội Quản lý thị trường chống hàng giả vừa phát hiện, tạm giữ xử lý lô hàng thực phẩm chức năng và mỹ phẩm nhập lậu với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.
Phát hiện nhiều lô hàng mỹ phẩm nhập lậu tại Bình Định
Nhận tin báo, cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra xe đầu kéo do lái xe Đào Duy Huỳnh (ngụ xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) đang bốc dỡ hàng tại Bến xe tỉnh Bình Định. Lô hàng gồm nhiều thùng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng gồm viên nén dạng thuốc(Mỹ); thuốc bổ cho tóc hiệu C20 (Hàn Quốc); hộp trang điểm hiệu ROYAL GOLD (Hàn Quốc); kem chống nắng Neutrogena (Canada) sữa tắm trắng...

Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Huỳnh không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng này. 

Hai tuần trước, Chi cục Quản lý thị trường Bình Định phối hợp với Trạm cảnh sát giao thông Tuy Phước cũng phát hiện, tạm giữ hơn 1.000 lọ nước hoa cao cấp cùng một số loại mỹ phẩm nhập lậu khác trị giá khoảng 4 tỷ đồng.

"Tài xế khai nhận là người chở thuê lô hàng có giá trị lớn này từ Hà Nội vào Nam tiêu thụ đã không xuất trình được chứng từ, hóa đơn nên chúng tôi tạm giữ kiến nghị tỉnh xử lý", ông Tiến nói. 
Tem chống giả SMS
In tem chống giả tại Tân Hoa Mai ngay hôm ngay.

Thống kê của Chi cục Quản lý thị trường Bình Định cho thấy 8 tháng qua, Chi cục đã phát hiện, tạm giữ nhiều lô hàng thuốc lá, rượu ngoại, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng điện tử nhập lậu... xử phạt với tổng số tiền khoảng 2 tỷ đồng.

Kiểm tra xe khách di chuyển gần cửa khẩu, lực lượng chức năng thu giữ hàng nghìn hộp sữa rửa mặt, kem giữ ẩm, làm trắng da do nước ngoài sản xuất.

Minh Hoàng

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Sâm Ngọc Linh đã có tem chống giả

(Dân Việt) Để chống hàng giả và nhái mạo sâm Ngọc Linh ở vùng Quảng Nam và Kom Tum, Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ và tem chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” chính thức sẽ được dán lên sâm củ vào năm 2017.
Sâm Ngọc Linh đã có tem chống giả
Ngoài ra, để bảo vệ gìn giữ và bảo tồn cây sâm quý hiếm này, chính quyền Nam Trà My (Quảng Nam) đang triển khai việc lắp đặt hệ thống camara để giám sát 24/24.

Ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở Khoc học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam cho biết: UBND tỉnh Kon Tum và UBND tỉnh Quảng Nam trao quyền đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho Sở Khoa học và Công nghệ 2 tỉnh.

Trên cơ sở đó, 2 Sở tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, tiến hành giám sát và kiểm soát việc tuân thủ các yêu cầu về chất lượng được nêu trong bản mô tả và tuân thủ các quy định trong quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ được thông qua trong toàn bộ hệ thống các nhà sản xuất và kinh doanh sâm Ngọc Linh, tiến hành trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho các nhà sản xuất và kinh doanh sâm Ngọc Linh trong khu vực địa lý; Xây dựng hệ thống quảng bá Chỉ dẫn địa lý và thực hiện các giải pháp quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm.

Tuy nhiên, việc đăng ký sở hữu trí tuệ về sâm Ngọc Linh ra nước ngoài đến nay vẫn chậm. Theo quy định muốn đăng ký sở hữu trí tuệ về sản phẩm ra nước ngoài đòi hỏi sản phẩm đó của chúng ta phải có mặt tại thị trường nước ngoài nhưng hiện nay sản phẩm sâm Ngọc Linh chưa được bán công khai ở thị trường nước ngoài nên chưa được đăng ký. 

In tem chống giả cho sản phẩm của bạn.
Tem SMS tích hợp QR Barcode
Để bảo tồn nguồn giống của sâm Ngọc Linh quý hiếm này, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho biết: Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) với tổng mức đầu tư đến 9.500 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư 360 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, số tiền còn lại kêu gọi các doanh nghiệp và người dân địa phương đầu tư trồng sâm. Đến nay đã xây dựng được 3 tuyến đường dẫn lên vùng sâm Ngọc Linh.

Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới hiện nay, bên cạnh sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc và sâm Mỹ. Sâm Ngọc Linh có tác dụng như loại thuốc tăng lực, chống lão hóa, hồi dương, tăng cường sức đề kháng, chống độc tố, kích thích điều hòa cơ chế miễn dịch của cơ thể và hỗ trợ phòng bệnh ung thư,...

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Đừng để kiểm tra chuyên ngành trở thành gánh nặng của doanh nghiệp

TTO - Hệ thống văn bản về kiểm tra chuyên ngành (KTCN) quá nhiều,phạm vi rộng, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra tùy tiện... khiến hoạt động này đang trở thành gánh nặng của doanh nghiệp (DN), trong khi quyền lợi của người tiêu dùng chưa hẳn được bảo vệ.

Loại bỏ hàng giả, hàng nhái ngay hôm nay cùng Tân Hoa Mai.
Đừng để kiểm tra chuyên ngành trở thành gánh nặng của doanh nghiệp
Đây là thông tin được nêu ra tại buổi kiểm tra hoạt động KTCN, thông quan hàng hóa của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với DN, hiệp hội và cơ quan hải quan TP.HCM tại cảng Cát Lái ngày 18-8.

Ông Đinh Ngọc Thắng, phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, cho biết tổng hợp phiếu khảo sát gửi đến 240 DN và 20 hiệp hội cho thấy các quy định về KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đang gây nhiều khó khăn cho DN bởi thủ tục giấy tờ nhiều, thời gian thông quan hàng hóa kéo dài làm tăng chi phí của DN.

Thế nhưng trong năm 2015, kết quả KTCN chỉ phát hiện 76 vụ vi phạm, chiếm 0,019% trên tổng số tờ khai, thậm chí trong quý 1-2016 chỉ có 11 vụ vi phạm, chiếm 0,0089% tổng tờ khai. “Cần đánh giá việc KTCN có thật sự hiệu quả hay không” - ông Thắng nói.

Theo ông Đặng Vũ Thành - phó chủ tịch đại diện Hiệp hội Logistics VN, nhiều mặt hàng được nhập từ các nước phát triển, được chứng thực chất lượng sản phẩm nhưng vào VN vẫn phải KTCN. Chưa kể, DN đã khai thủ tục KTCN trực tuyến nhưng vẫn phải nộp văn bản giấy để hoàn thành thủ tục.

Thậm chí nhiều cơ quan thực hiện KTCN bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng phương pháp quản lý rủi ro. “Tại sao chúng ta không thừa nhận kết quả lẫn nhau của các nước có trình độ phát triển hơn?” - ông Thành nói.

Ông Đỗ Phước Tống, chủ tịch Hội DN cơ khí, bức xúc cho rằng việc kiểm tra máy móc khiến DN vừa tốn thời gian vừa tốn kém chi phí. Chẳng hạn, sản phẩm nhập khẩu là máy motor server - được thiết kế bằng thiết bị tối ưu hóa năng lượng nhưng vẫn phải kiểm tra yếu tố tiết kiệm năng lượng.

“Tôi không hiểu vậy kiểm tra tiết kiệm năng lượng làm gì, hơn nữa VN cũng không đủ thiết bị, điều kiện để kiểm tra nhưng vẫn bắt DN làm thủ tục một cách tốn kém rồi chỉ biết dán tem 
cho qua” - ông Tống nói.

Theo ông Phan Thanh Bình - chuyên gia hải quan, dù đã có nhiều kiến nghị nhưng đến nay thủ tục quản lý chuyên ngành chưa có chuyển biến đáng kể, trừ quy định về hồ sơ kiểm dịch thực vật đã đơn giản hơn trước khá nhiều, giảm khoảng 2/3. 

Kết quả khảo sát gần đây cho thấy tỉ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành cao, chiếm 30-35% tổng số lô hàng nhập khẩu. Đặc biệt, theo ông Bình, có tình trạng một mặt hàng nhập khẩu phải qua kiểm tra của nhiều cơ quan chuyên ngành một cách chồng chéo, điển hình là lĩnh vực kiểm 
tra an toàn thực phẩm.
Tem chống giả hologram
In tem chống giả để bảo vệ sản phẩm của bạn khỏi hàng giả.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng xu hướng quốc tế là triển khai quản lý theo rủi ro, hay công nhận kết quả chứng nhận chất lượng sản phẩm ở các nước phát triển hơn.

Theo ông Đam, các nước đã ký hợp tác mà còn thương hiệu toàn cầu nổi tiếng đều có thể áp dụng, nhưng làm mà không máy móc, đồng thời yêu cầu phải giảm số lượng các mặt hàng bắt buộc KTCN, với thời gian kiểm tra nhanh nhất, tần suất giảm ít nhất 15% vào quý 4-2016.

“Chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2017 phải đạt chuẩn ASEAN và đến năm 2020 phải đạt chuẩn ASEAN-3, vậy phải làm sao để DN không chỉ hi vọng mà còn tin tưởng. DN trông đợi những thứ rất cụ thể, còn phân công phối hợp thế nào là công việc của các bộ ngành” - ông Đam nói.

Theo ông Ngô Minh Thuấn - phó tổng giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn, vào đầu năm 2016 điểm KTCN tập trung đã được khai trương tại cảng Cát Lái với sự hiện diện của sáu cơ quan KTCN. Nhờ đó, thời gian cảng chuyển container từ bãi hàng nhập sang bãi kiểm hóa lấy mẫu nhanh hơn ba giờ, thời gian khách hàng lấy hàng sau kiểm hóa nhanh hơn 0,8 ngày...

Tuy nhiên, theo ông Thuấn, có thể thành lập bộ phận hoặc văn phòng một cửa ngay tại cảng để rút ngắn thời gian cho DN lấy mẫu kiểm.

NHƯ BÌNH

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc

Vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản, chiếc cặp sách chống gù lưng Randoseru “thần thánh” đã bắt đầu làm mưa làm gió trên thị trường đồ dùng học sinh ở nhiều nước trong khu vực, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Cặp sách Randoseru có giá từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng đang "mê hoặc" các mẹ Việt khi sắm đồ cho con trước thềm năm học mới
Phân biệt cặp chống gù lưng hàng Nhật và hàng Trung Quốc
Tuy nhiên, cũng không nằm ngoài quy luật, đồ càng tốt, càng xịn và đắt tiền thì nguy cơ xuất hiện hàng nhái, hàng giả lại càng lớn. Và khi đến tận tay người tiêu dùng, mức giá của những chiếc cặp nhái này vẫn thấp hơn cả giá xuất khẩu hàng thật của công ty và có thể chưa bằng ¼ giá bán lẻ niêm yết trên website chính hãng.

Lần "Đi tìm sự thật về chiếc cặp chống gù Made in Japan" của một mẹ Việt ở Nhật khiến dân tình xôn xao

Mới đây, bài viết “Đi tìm sự thật về chiếc cặp chống gù Made in Japan” của nhân vật Mẹ Aichan trên trang cá nhân đã thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả, phần lớn là các bậc phụ huynh có con em đến tuổi đi học. Bài viết đã nhận được rất nhiều lượt like (thích) và gần 600 lượt chia sẻ từ cộng đồng mạng.

Theo đó, điều đầu tiên khiến Mẹ Aichan nghi ngờ là chiếc cặp chống gù randoseru được bán với giá 1,9 triệu đồng ở Hà Nội bị thiếu nhãn bảo hành 6 năm có hình hoa anh đào như hình trên website chính hãng. Từ những thông tin liên hệ ghi trên nhãn mác tiếng Nhật, chị đã gửi mail trao đổi trực tiếp với nhà sản xuất tại Nhật về việc xác minh xem chiếc cặp này có phải hàng chính hãng hay không. Ngay sau đó, chị nhận được câu trả lời từ đại diện công ty khẳng định đó không phải chiếc cặp do họ sản xuất, mặc dù trên nhãn mác cũng ghi đúng số hiệu của công ty.

Giải thích về cơ sở khẳng định là hàng nhái, ngoài việc thiếu nhãn bảo hành 6 năm, người này cho biết, ở mục “Hướng dẫn sử dụng đồ da” của cặp nhái câu chữ tiếng Nhật không chính xác như hàng thật. Công ty ông cũng xuất khẩu cặp sách, tuy nhiên giá bán lẻ 1,9 triệu đồng ở Việt Nam thấp hơn cả giá xuất khẩu của công ty. Ông buồn lòng vì Hiệp hội Cặp sách cũng chưa có biện pháp gì để bảo vệ lên án tình trạng sản xuất hàng giả.

Ông cho biết thêm, với mục đích cạnh tranh giá tốt, trên thực tế cũng có những công ty bán lẻ của Nhật đã không còn cách nào khác là thuê sản xuất ở Trung Quốc để đem về bán tại thị trường Nhật, điển hình là tập đoàn Nittori. Tuy nhiên, vẫn có những cơ sở sản xuất cặp Randoseru ở Trung Quốc nhưng không hề có vốn đầu tư của Nhật, bản thân ông được biết có ít nhất 2 cơ sở như vậy.

Người bán ở Việt Nam thừa nhận thị trường có cặp nhái và cách nhận biết cặp kém chất lượng

Hiện đang là thời điểm các bậc phụ huynh đang tất bật sắm sửa đồ dùng cho con chuẩn bị bắt đầu vào năm học mới. Tại các cửa hàng bán cặp Randoseru ở Việt Nam, mặt hàng này cũng đang được đánh giá là khá “hot” với đủ loại mức giá: loại cao nhất có thể lên đến 18, 19 triệu đồng, loại thấp cũng trên dưới 2 triệu đồng.

Đề cập đến cách nhận biết hàng “xịn”, chị Minh, chủ một shop hàng xách tay Nhật trên phố Hồng Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Đặc trưng của cặp Randoseru là có phần khung cứng. Khi trẻ chạy hay hoạt động, sách vở bên trong có xê dịch thì cặp vẫn giữ nguyên phom như ban đầu, không xộc xệch hay dồn lực vào một phía dẫn đến tác động lực không đều lên lưng của trẻ.

Tôi từng nhìn thấy ở Hà Nội những chiếc cặp mang dáng dấp Randoseru nhưng sau vài tháng sử dụng đã không còn giữ được khung vuông vắn như ban đầu. Trong khi những chiếc cặp Randoseru tại Nhật luôn được trẻ em sử dụng lâu dài, có thể dùng hết cả những năm cấp 1 rồi vẫn tặng lại được cho các em nhỏ dùng tiếp”.

Cặp Randoseru giá trên 10 triệu đồng nhìn rất chỉn chu, cầm tay thấy chắc chắn, da mềm, khóa cầu kỳ và đường may cẩn thận
Tem chống giả SMS
Chiếc cặp được cho là hàng nhái với giá chưa đến 2 triệu đồng, phần đệm lưng sơ sài và đường may khá ẩu, khung cặp không cứng cáp

Ngoài ra, khi chọn mua cặp Randoseru ở các cửa hàng, khách hàng cũng có thể nhận biết được cặp chất lượng tốt qua những chi tiết nhỏ như quai cặp, đệm ở lưng, đường kim mũi chỉ... Cặp loại tốt có da mềm và sờ không ráp tay, phần đệm lưng làm từ silicon mềm mại, ấn vào thấy rất êm, khi trẻ đeo ôm rất khít vào lưng, vai và gáy. Đường may thường không có chỉ thừa, không dúm hay xộc xệch mà chỉn chu từng centimet.

Hơn nữa, cặp Randoseru chuẩn không thể nhẹ như cặp sách thông thường vì có bộ khung cặp khá cứng và bền. Khối tượng cặp chưa chứa sách vở đã trên dưới 1kg, nhưng trẻ đeo vẫn cảm thấy thoải mái nhờ thiết kế đặc biệt và chất liệu tốt.

Về giá bán chênh lệch nhau quá nhiều, chị giải thích thêm: “Cặp chống gù Randoseru có khá nhiều mức giá, tùy thuộc vào chất lượng từng loại, chưa hẳn rẻ đã là hàng nhái. Có thể cùng một nhà sản xuất nhưng hai dòng khác nhau có giá khác hẳn nhau, một chiếc trên 10 triệu đồng, một chiếc chỉ trên dưới 4 triệu”.

Chị cũng cho biết, có khá nhiều yếu tố chi phối mức giá bán ra của mặt hàng này ở Việt Nam. Cặp chống gù vừa khá nặng (khoảng 900g đến 1,2kg) vừa có thiết kế khá to, phồng, tốn diện tích nên cước phí vận chuyển cũng đội giá lên cao. Nếu nhập về cùng với hàng quần áo, độn quần áo vào bên trong để vừa giữ phom, vừa tiết kiệm diện tích thì mới giảm giá thành được chút ít. Cũng có thể do lấy hàng thường xuyên và với số lượng lớn nên các đầu mối có được ưu đãi đôi chút, hoặc mua được vào đúng những đợt khuyến mại của các nhãn hàng mà có được mức giá rẻ hơn bình thường.

Tuy nhiên, dù có giảm thì mức giá cặp randoseru vẫn tương đối cao, tương xứng với chất lượng sản phẩm. Theo lời khuyên của nhiều tiểu thương, nếu đã xác định bỏ tiền triệu ra mua đồ dùng cho con, người tiêu dùng nên tỉnh táo chọn những địa chỉ uy tín, tránh ham rẻ quá mức khiến tưởng rẻ hóa đắt, mua bực vào mình khi gặp phải hàng kém chất lượng.

Trên thị trường hiện nay, các mẹ Việt thường chuộng những chiếc cặp Randoseru có mức giá vừa phải từ 3 – 5 triệu đồng. Cặp trên 10 triệu đồng kén khách hơn và cặp giá quá thấp cũng không được ưa chuộng. Hiện tại, đã có một số lớp học trong các trường quốc tế ở Việt Nam chọn cặp chống gù Randoseru ở mức giá này làm đồng phục cho lớp.

Sưu tầm bởi: Tân Hoa Mai